15 phong tục ai cũng một lần trải qua vào Tết Nguyên Đán
Trước thềm Tết Nguyên Đán, mời bạn cùng TravelMag điểm lại những nét văn hóa đẹp, thân thương của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán này.
Dưới đây là những phong tục truyền thống của người Việt trong dịp Tết Nguyên Đán hàng năm. Có những phong tục vẫn thường thấy ở bối cảnh hiện đại này, cũng có những phong tục đã thôi không còn phổ biến nữa. Nhưng nhìn chung, 15 hoạt động đưới dây vẫn luôn là nét văn hóa đáng được giữ gìn, trân quý.
1. Cúng ông Công, ông Táo
Theo thông lệ hàng nằm, ngày 23 tháng Chạp âm lịch (nhằm ngày 25/1/2022) là ngày ông Công, ông Táo lên thiên đình để bẩm báo lại những việc thiện - ác đã diễn ra trong gia đình mà họ trú ngụ lại cho Ngọc Hoàng. Thường trong những ngày các gia đình Việt Nam sẽ dọn dẹp nhà bếp sạch sẽ, bày mâm cúng và thả cá chép vàng - loài vật được xem là "phương tiện" đưa ông Táo về Trời.

Ảnh: Đời sống pháp luật.
2. Gói bánh chưng
Bánh chưng là món ăn truyền thống có từ thời vua Hùng và vẫn luôn góp mặt trong ngày Tết của nước ta. Hình ảnh những gia đình quây quần bên nhau đun lửa, gói bánh, đợi bánh chín... vào đêm 29, 30 Tết luôn là một nét đẹp khó phai trong tiềm thức nhiều người con Việt Nam.

Ngày Tết Nguyên Đán không thể trọn vẹn nếu thiếu bánh chưng. Ảnh: @cuongkhii.
3. Chọn hoa
Những ngày cận Tết, người Bắc sẽ xuống chợ chọn lấy nhành đào đẹp nhất, người Nam bắt đầu nhặt lá mai, "tuyển một chậu quất sai trái. Dù đã có nhiều biến đổi trong cách chọn hoa trang trí như như hoa thủy tiên, hoa đồng tiền, hoa cúc..., song nếu thiếu sắc đào và mai, nhiều người vẫn chưa cảm thấy trọn vẹn không khí mùa xuân.
View this post on Instagram
4. Lau dọn nhà cửa
Người Việt Nam quan niệm, việc dọn dẹp nhà cửa vào giai đoạn Tết Nguyên Đán không chỉ để không gian sạch sẽ hơn mà còn mang ý bỏ đi những điều đã qua, mang một trật tự mới cho cuộc sống và "mở đường" cho tài lộc, an vui vào nhà.
5. Mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả đặt trên bàn thờ tổ tiên là phong tục không thể thiếu vào Tết Nguyên Đán của người Việt. Tùy theo ý thích, mong muốn, văn hóa vùng miền của gia chủ, các loại trái cây bày trên mâm ngũ quả thường không cố định.

Mâm ngũ quả sẽ thay đổi tùy vùng miền, sở thích... Ảnh: Moshi.
Thường thấy, mâm ngũ quả gồm khoảng 5 loại quả khác nhau, và nhìn chung đều là nơi gia chủ gởi gắm lời cầu nguyện bình an, phú quý.
6. Cúng tất niên
Nhìn chung, mâm cơm tất niên mang ý mời thần linh, gia tiên về ăn tết cùng gia đình vào chiều 30 Tết để cùng nhau kết thúc một năm cũ, chuẩn bị đón năm mới.
View this post on Instagram
7. Tảo mộ
Vào giai đoạn Tết Nguyên Đán, con cháu trong nhà sẽ đi tảo mộ để quét dọn, làm nơi an nghỉ của tổ tiên khang trang hơn. Đây là một phong tục phổ biến của người Việt, thể hiện đạo hiếu, lòng kính trọng với tổ tiên.
8. Đón giao thừa
Giao thừa là thời khắc thiêng liêng, là điểm chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Tùy tính chất công việc, tập tục... của gia chủ mà quy mô, hình thức của lễ cúng giao thừa sẽ thay đổi. Lễ cúng giao thừa được thực hiện ở ngoài trời.

Mâm cỗ cúng Giao Thừa quen thuộc. Ảnh: Điện Máy Xanh.
9. Hái lộc
Hái lộc đầu xuân là nét đẹp truyền thống trong năm mới của người Việt. Hái lộc thường được thực hiện vào đêm giao thừa hoặc sáng sớm mùng một Tết để cầu may mắn, rước lộc vào nhà.
10. Xông đất
Xông đất (đạp đất, xông nhà) cũng là nét đẹp văn hóa, tín ngưỡng thường thấy trong dịp Tết Nguyên Đán cổ truyền để cầu mong mọi điều thuận lợi cho các thành viên trong gia đình.

Với nhiều người, tục xông đất là không thể thiếu vào ngày Tết. Ảnh: @_im.rot_.
Theo quan niệm, người bước vào nhà gia chủ đầu tiên sau thời điểm giao thừa và chúc mừng năm mới thì là người xông đất, người mang đến tài lộc, vận đỏ cho gia chủ. Bởi vậy, nếu có ý muốn được xông đất, gia chủ thường tìm hiểu kĩ càng về mệnh tuổi của người xông đất để cả năm an khang, thịnh vượng.
11. Xin chữ
Tuy không còn phổ biến như trước, tục xin chữ vẫn là một nét đẹp trong ngày Tết Nguyên Đán ở nước ta. Người ta xin chữ vào năm mới để cầu may mắn, tài lộc, phúc thọ đầy nhà cũng như thể hiện lòng trọng tri thức, hiếu học. Bởi vậy, những chữ thường được xin là Tài, Tâm, Phúc, Đức, An, Lộc, Thọ, Phát…

Ảnh: @saigonscenes.
Bạn có thể xin chữ ở: Phố Ông Đồ - Nhà Văn hóa Thanh Niên, Q.1
12. Phong tục dựng cây nêu ngày Tết
Dựng cây nêu là một phong tục truyền thống tại nhiều địa phương trong dịp Tết cổ truyền. Một cây tre cao khoảng 5 đến 6m với bùa trừ tà, hình cá chép bằng giấy, vàng mã… treo ở ngọn được dựng nhằm đón chào năm mới, xua đuổi tà vận.
13. Mừng tuổi (lì xì) và chúc Tết
Thường vào sáng mồng một Tết, con cháu sẽ bắt đầu chúc thọ, mừng tuổi ông bà, cha mẹ mình. Sau đó, họ sẽ "mừng tuổi" (lì xì) lại thế hệ hậu sinh bằng những đồng tiền mới được đựng trong phong bao lì xì đỏ để lấy may, kèm theo đó là những lời chúc tốt đẹp. Bởi thế, tiền mừng tuổi không quan trọng ở số lượng mà là ở ý nghĩa.
View this post on Instagram
14. Xuất hành
Ngày mồng một Tết Nguyên Đán, người Việt thường chọn giờ, hướng ra khỏi nhà hợp với tuổi. Sau đó, họ sẽ xuất hành ra khỏi nhà, dù chỉ là từ nhà ra... đầu ngõ và trở lại. Song, đây vẫn là một tín ngưỡng đẹp, thể hiện mong muốn gặp may mắn cho cả năm suôn sẻ.

Hà Nội ngày Tết. Ảnh: @_im.rot_.
15. Đi lễ chùa đầu năm
Phong tục đi lễ chùa trong những ngày đầu của năm mới là một nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống mỗi người Việt. Đi lễ chùa đầu năm không chỉ là để cầu xin một năm mới may mắn, phúc lộc và tỏ tấm lòng thành kính của mình đối với đức Phật, tổ tiên.
Bạn đã trải qua được bao nhiêu phong tục truyền thống, thường thấy vào ngày Tết Nguyên Đán rồi? TravelMag thương chúc bạn một mùa xuân Nhâm Dần 2022 như ý, nhiều sức khỏe và triển vọng hơn năm cũ.
Ngày tỏ tình 20/5 ở Trung Quốc từ đâu mà có?
Ngày tỏ tình ở Trung Quốc là ngày 20/5, nhưng vì sao họ lại chọn ngày này - bạn đã biết chưa? Hãy cùng chúng tôi khám phá nhé.
In hoa văn bằng sáp ong ở Hoài Khao: Nét đẹp văn hoá đến từ sự đoàn kết cộng đồng
Với những ống tre, ống giang, việc in hoa văn bằng sáp ong trên vải không chỉ là một nét đẹp văn hoá truyền thống mà còn ẩn chứa câu chuyện về sự đoàn kết cộng đồng hết sức đặc sắc của người dân Dao Tiền tại xã Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, Cao Bằng.
3 điểm du lịch Hà Nam gắn với văn học, nên đi để mở mang thêm
Nếu bạn là người yêu thơ ca, văn học thì khi có dịp du lịch Hà Nam, đây là những điểm đến nên thơ, thú vị mà bạn nên khám phá.
10 điều luật kì lạ ở Nhật Bản không mấy người biết
Những điều luật kì lạ ở Nhật Bản sau sẽ làm người yêu du lịch "sốc": không được ép uống rượu, có thể bị bỏ tù nếu mang bộ đàm từ nước khác sang...
5 con giáp phát tài vào tháng 4 âm lịch: Bạn có trong số này không?
Tháng 4 âm lịch sắp tới, đây là những con giáp có tài vận dồi dào, có khả năng phất lên nhanh chóng, dễ thành đại gia. Cùng tìm hiểu nhé.
'Đặc sản HANU' là gì mà sinh viên Hà Nội yêu thích như vậy?
Khu vực Đại học Hà Nội (HANU) từ lâu đã nổi tiếng là thiên đường ẩm thực của sinh viên, học sinh Thanh Xuân. Nơi đây có gì hấp dẫn?
Điền tử đầu là gì, sao phi tần triều Thanh đều muốn có?
Điền tử đầu là một trong những loại trang sức tiêu biểu của phụ nữ quý tộc nhà Thanh. Bài viết dưới đây sẽ cho bạn cái nhìn tổng quan hơn về vật này.
Bí ẩn hiếm ai biết về cặp sư tử đồng trong Tử Cấm Thành
Trong khi các cặp sư tử khác ở Tử Cấm Thành đều được mạ vàng, riêng cặp sư tử đồng nọ vẫn giữ nguyên chất liệu ban đầu. Vì sao lại thế?
Tháng 4 này, có 5 con giáp 'lên đời' trong công việc, tài chính
Giai đoạn từ Rằm tháng 3 âm lịch (15/4 dương lịch) đến giữa năm, 5 con giáp này sẽ đón nhận nhiều thay đổi tích cực trong sự nghiệp, tài chính.
Giỗ tổ Hùng Vương 2022: Đây là giỗ vị vua nào trong 18 đời vua Hùng?
Giỗ tổ Hùng Vương 2022, đa số người lao động được nghỉ hết thứ Hai (11/4). Vậy, đây là giỗ của vị vua nào trong 18 đời vua Hùng?
Người Nhật có lịch sự không: Đích thân người Nhật 'khui' sự thật
Câu hỏi "Người Nhật có lịch sự không?" được trả lời rằng: "Nếu thuộc bất kỳ sắc tộc châu Á nào, bạn có thể đối diện với phân biệt chủng tộc và sự thô lỗ".
Gọi Thailand là 'Thái Lan' thay vì 'Thái Quốc': Lý do là gì?
Trên diễn đàn hỏi đáp lớn Quora, có thắc mắc rằng vì sao nước ta gọi Thailand là "Thái Lan" mà không phải là "Thái Quốc" (tương tự như Hàn Quốc).
4 cấm kỵ trang phục ở một số quốc gia: Vi phạm điều 1 sẽ bị phạt nặng
Bikini, áo dây, váy ngắn... tưởng chừng như rất bình thường lại nằm trong danh sách cấm kỵ trang phục ở một số điểm đến nổi tiếng này.
Người nước ngoài 'khui' điều tối kỵ ở Nhật Bản: Lý do gây rùng mình
Hóa ra, điều này lại được xem là tối kỵ ở Nhật Bản, và cách hành xử này lại khác với nhiều người Việt Nam. Đó là gì? Cùng chúng tôi khám phá nhé.
Văn khấn Giỗ Tổ Hùng Vương 2022 chi tiết nhất
Giỗ Tổ Hùng Vương 2022 sẽ rơi vào cuối tuần này. Bạn đã chuẩn bị đủ mâm cúng, văn khấn chưa? Mời tham khảo bài viết sau để nắm rõ thông tin.
5 món ăn nên có trong ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 2022
Giỗ Tổ Hùng Vương 2022 này, bạn nên có món gì trên mâm cúng tại gia để tỏ lòng thành kính? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay để chuẩn bị tốt hơn.
Cúng Giỗ Tổ Hùng Vương 2022 tại nhà cần những gì?
Giỗ Tổ Hùng Vương 2022 nhằm ngày thứ mấy, được nghỉ bao nhiêu lâu và cúng Giỗ Tổ Hùng Vương 2022 tại nhà cần những gì? Mời bạn tham khảo
3 quy tắc phục vụ Từ Hy Thái hậu: Quy tắc thứ 3 khiến người ta xót xa
Quy tắc phục vụ Từ Hy Thái Hậu nghiêm ngặt và đòi hỏi cung nhân phải chính xác, cẩn trọng tới mức nào? Cùng chúng tôi khám phá ngay.
Giỗ Tổ Hùng Vương 2022 ngày mấy? Bắt đầu từ bao giờ?
Giỗ Tổ Hùng Vương 2022 nhằm ngày thứ mấy, được nghỉ bao nhiêu lâu và có nguồn gốc từ đâu? Bài viết sau sẽ giải đáp toàn bộ.